Những câu hỏi liên quan
Chuột Con Mít Ướt
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 12 2017 lúc 17:55

Cùng với sự phát triển của xã hội ,các quán điện tử mọc lên như nấm sau cơn mưa.Trong các quán đó lúc nào cũng không thừa chỗ nào .Có rất nhiều đối tượng tham gia chơi nhưng đông nhất vẫn là học sinh.Cậu quý tử con nhà giàu ,mới học cấp 1 mà dã bước vào quán điện tử,ham quá có lúc quên cả học bài .Bố mẹ bận làm ăn.Khi được cô giáo báo về con đã lưu ban thì lúc đó mới té ngửa ra.Học sinh trung học cơ sở là đối tượng quen thuộc của việc việc chơi điện tử.Cậu ấm con nhà giàu được bố mẹ cho tiền nhưng lại bớt tiền học hoặc bán các thứ đồ trong gia đình để chơi,dến nỗi có lúc bỏ học hàng tuần liền mà cha mj lại không biết.Khi cô giáo chủ nhiệm đến nhà,gia đình mới biết tình hình của con mình.Đối với học sinh cấp,bỏ trường bỏ lớp đi đánh điện tử lại cả gán xe đạp để chơi.Theo thống kê ở các trường đại học,sinh viên bị lưu ban năm thư nhất năm thư hai dã nảy nở rất nhiều và đang được quan tâm bởi lối chơi điện tử không có cách phù hợp.Chúng ta có thể đánh giá được rằng, việc chơi diện tử sao nhãng học tập là ấn đề nhức nhối của học sinh.Nó không chỉ ở đô thị mà đã len lỏi vào các vùng nông thôn.
Ta nhận thấy rằng:Bản thân việc chơi đện tử không phải là xấu vì chúng ta có thể tiếp cận với tri thức mới, rèn luyện các kĩ năng về mắt và tay.Nhưng việc đáng nói ở đây là ham chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập.Chơi điện tử ảnh hưởng đến sức khoẻ.Trên thế giới,chơi điện tử đã trở thành căn bệnh.Nhiều nước phải có bệnh viện để chữa căn bệnh này.Ở học sinh, nhiệm vụ học tập là chính chứ không phải chơi điện tử là chính.Còn tệ hại hơn,chơi điện tử gây ra những tính xấu:lừa dối,ăn trộm,ăn cắp, không có tính tập thể, cộng đồng.Kết quả là người không có kiến thức.Sau nay,tương lai sẽ không tươi sáng, không trở thành một công đân có ích cho đất nước được .
Là một công dân của Việt Nam, ta vui mừng khi đất nước hoà nhập với nền kinh tế thế giới.Bên cạnh đó,việc chơi điện tử của học sinh cũng là trở ngại lớn trên con đường sau này.Để trở ngại này lắng xuống Nhà nước cần quản lí chặt chẽ hệ thống chơi điện tử.Hơn nữa là do nhưng người chủ chỉ ham lời không biết giáo dục học sinh chơi điều độ.Về phía gia đình ,kinh tế thị trường phát triển chỉ mải mê công việc, không quản lí con cái mình mà cứ giao phó cho nhà trường.Chẳng thế mà,khi con bị lưu ban mới biết . Đấy là vì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ , các giáo viên chưa phối hợp được với gia đình học sinh.Việc ham chơi diện tử cũng là ở chính những học sinh lười học ,bị thu hút bơỉ những cạm bẫy của xã hội và đặc biệt là chưa xâc định được độnh cơ học tập nên mới hướng đến ham chơi . Ham chơi điện tử sẽ dẫn tới với trộm cắp , vi phạm đạo dức , không biết tiết kiệm thời gian vừa bỏ có thể học tốt và lại chơi được.

Bình luận (1)
Linh Phương
22 tháng 12 2017 lúc 18:59

Bỏ học trốn đi chơi điện tử có tác hại rất lớn đối với học sinh.Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh . Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…

Bình luận (0)
O=C=O
23 tháng 12 2017 lúc 11:46

Hiện nay, thanh thiếu niên chúng ta rất ham mê chơi một trò đó là điện từ. Một trò chưi giết thời gian làm ta sao nhãng học tập và còn phạm rất nhiều sai lầm khác. Điện từ là một trò chơi giải trí trên máy tính, nó có màu sắc hài hòa, âm thanh vui nhộn, hình ảnh sắc nét làm người chơi cảm thấy thích thú và bị lôi cuốn theo. Những người nghiệm điện tử thường có những biểu hiện sau: hay nói dối, không tập chung học, đầu óc chỉ nghĩ đến điện tử, kết quả học tập kém... Nguyên nhân do các bạn bị những kẻ khác rủ dê vì không làm chủ được chính mình nên đã chạy theo những thứ vô bổ. Nguyên nhân thứ hai là do các bạn muốn thể hiện rằng mình giỏi hơn các bạn khác và càng chơi sẽ càng cảm thấy thích thú sinh ra nghiện điện tử. Nguyên nhân thứ ba là do các bạn chán học, nghĩ mình là người học dốt, có học nữa cũng chẳng tác dụng gì nên đã nghĩ đến điện tử là trò giải trí cho mình. Chơi điện tử đâu phải là không có ích cho chúng ta, nó cũng giúp ta tìm hiểu thêm thông tin, giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng, giúp ta hoạt động bộ não... nhưng bên cạnh đó nếu ta không chơi đúng trò, không biết sắp xếp thời gian chơi thì nó có hại rất lớn đối với người chơi. Nếu chúng ta bỏ học để lấy thời gian đi chơi điện tử thì điều này thực sự không có ích gì cho chúng ta, bỏ học chơi điện tử sẽ làm chúng ta mất bài, mất vở cuối năm kết quả học tập kém. Nhiều bạn học sinh đã nói thầy cô, bạn bè rằng mình bị bệnh nên nghỉ học để đi chơi điện tử.

Bình luận (0)
Nguyễn Phúc Lộc
Xem chi tiết
Kaito Kid
9 tháng 5 2022 lúc 19:18

tham khảo 

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Bình luận (2)
Vũ Đào Duy Hùng (haeng20...
9 tháng 5 2022 lúc 19:19

Tham khảo:

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạo phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại: trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiếu hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Anh Trần
9 tháng 5 2022 lúc 19:21

Tham khảo:

 

Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một trong số đó phải kể đến là tình trạng nghiện trò chơi điện tử của trẻ em hiện nay.

Thực tế hiện nay thị trường trò chơi điện tử rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi trò chơi điện tử phát triển cả về hình thức và chất lượng. Nếu ngày trước, trò chơi điện tử được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. Người chơi không cần phải ra quán net hay phải có máy tính, laptop nữa mà chỉ cần chiếc điện thoại cũng có thể trở thành game thủ chính hiệu.

Hậu quả của việc nghiện trò chơi điện tử đầu tiên phải kể đó là sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ khi mà trong suy nghĩ của các em lúc nào cũng hướng về game, bỏ qua lời dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Không những thế, nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn, thực tế có nhiều trường hợp trẻ em trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game… Bên cạnh đó, việc chơi game nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. Đó là những hậu quả tất yếu của việc nghiện game.

Để khắc phục tình trạng nghiện trò chơi điện tử ở trẻ em cần lắm những sự chung tay của người lớn. Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của trò chơi điện tử. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn để bảo đảm hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi bạo lực quá sớm.

Chơi trò chơi điện tử để giải trí không xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là hành vi đáng bị lên án. Mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy con thông minh để chúng phát triển tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
Quyên
Xem chi tiết
18 tháng 4 2022 lúc 8:17

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

Bình luận (2)
lynn
18 tháng 4 2022 lúc 8:20

mở bài:

Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:

Phổ biến Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng

Nguyên nhân:

Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con

Tác hại:

Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,… Tốn tiền, thời gian,… Học hành dễ sa sút Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…

Biện pháp:

Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…

kết bài
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.

Bình luận (3)
Nguyễn Thị Bích
Xem chi tiết
Trần Trang
11 tháng 9 2018 lúc 21:09

Kho qua ah!

Bình luận (0)
Dương Lê Vi Cầm
11 tháng 9 2018 lúc 21:13

  Đối với con người chúng ta tri thức một phần thiết yếu của cuộc sông, ví vậy cho nên chúng ta phải nỗ lực vươn lên phấn đấu để đạt được những thành quả đúng như mong đợi. Như vẫn thường nói: học tập giúp con người thành đạt,hiệu quả và linh hoạt trong cuộc sống. Cho nên mỗi chúng ta đều phải cố gắng học taaph siêng năng, nếu không chúng ta sẽ thất bại.

Bình luận (0)
Mọt sách không đeo kính
11 tháng 9 2018 lúc 21:15

Theo mình, đề bài này khá là khó. Cần phải khẳng định, đem dẫn chứng. Sorry vì vội nên mik k viết ra đọc cho bạn ạ*cúi đầu*

Bình luận (0)
35- Đỗ Thị Thu Thuỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Lộc
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
9 tháng 5 2022 lúc 19:04

tham khảo 

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Bình luận (0)
Chi Lê Thị Phương
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 12 2021 lúc 20:06

Em tham khảo:

Bao bì ni lông có tác hại vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan đô thị, môi trường sống của con người. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hạn chế sử dựng túi ni lông để bảo vệ môi trường không chỉ cho cuộc sống của mình mà còn cho cả thế hệ mai sau. Nếu chúng ta không thay đổi thì cuộc sống sau này sẽ trở nên tồi tệ hơn. 

Bình luận (0)
Đoàn Anh Minh Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 12 2021 lúc 19:28

Em tham khảo:

Đây là đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp em chỉ cần đảo câu chủ đề xuống cuối cùng là được thôi nhé!

Trò chơi điện tử có ảnh hưởng không tốt với học sinh. Thường thì các đồ họa trong game đều được thiết kế rất sinh động với hiệu ứng âm thanh bắt tai. Đặc biệt cảnh sắc trong game được lập trình như thật, không ít người chơi bị lôi cuốn, hòa mình vào thế giới ảo đó. Việc chơi game ảnh hưởng không ít đến hệ thần kinh, khiến đầu óc ta trở nên mụ mị, bị lẫn lộn giữa thế giới thực và ảo. Không ít người vì thế mà mất khả năng kiểm soát bản thân, trở nên bạo lực, đánh nhau giống trong game để chứng minh bản thân tài giỏi. Những trò chơi này còn tiêu tốn biết bao nhiêu là thời gian và tiền của, một số bạn bố mẹ không cho tiền chơi game. Kết quả là các em nảy sinh ra thói quen trộm cắp vặt rất xấu. Đã có rất nhiều những học sinh ngoan ngoãn, là niềm tự hòa của gia đình, vì sa đà vào con đường chơi game mà bỏ bê học hành, hình thành những thói quen xấu, gây hại đến sức khỏe. Quan trọng hơn hết, game online ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của một số bạn trẻ và bản thân họ thì vẫn chưa nhận thức đúng đắn được những tác hại không lường trên. Đã đến lúc dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh, chỉ ra cho giới trẻ nhận thức đúng đắn về game online.

Bình luận (1)
Tâm Tâm
Xem chi tiết
Laville Venom
7 tháng 5 2021 lúc 7:12

Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

Bình luận (0)